ERP là gì?

Chúng ta có thể nghĩ ERP là tất cả các quy trình cốt lõi để vận hành một công ty bao gồm: tài chính, sản xuất, kinh doanh, nhân sự, chuỗi cung ứng, dịch vụ, mua sắm, kho bãi và quy trình khác tùy thuộc vào chuỗi giá trị và loại hình hoạt động của doanh nghiệp đó. Ở cấp độ cơ bản nhất, ERP tích hợp các giá trị này trong một hệ thống duy nhất.

ERP là gì và hệ thống này hoạt động như thế nào?

Công nghệ là một thuật ngữ với đầy đủ các từ mô tả về nó, một số từ thì chúng ta có thể hiểu ngay được là nó thuộc về lĩnh vực Công nghệ thông tin, nhưng phần còn lại cần chúng ta phải mất chút ít thời gian tìm hiểu thì mới biết nó thuộc về lĩnh vực này.

Hoạch định Nguồn lực Doanh nghiệp (hay còn gọi là Enterprise Resource Planning – ERP) cũng là một khái niệm đòi hỏi chúng ta cần phải đầu tư thời gian để học hỏi thì mới có thể hiểu rõ. Tôi cũng mất khá lâu để có thể diễn tả Khái niệm của ERP bằng bài viết này.

Về cơ bản, ERP là phần mềm quản lý quy trình kinh doanh cho phép doanh nghiệp sử dụng một hệ thống ứng dụng tích hợp để quản lý doanh nghiệp và tự động hoá hầu hết các hoạt động văn phòng liên quan đến công nghệ, kinh doanh, dịch vụ và nguồn nhân lực.

Ngoài ra để khái niệm này bớt hàn lâm hơn, chúng ta có thể nghĩ ERP là tất cả các quy trình cốt lõi để vận hành một công ty bao gồm: tài chính, sản xuất, kinh doanh, nhân sự, chuỗi cung ứng, dịch vụ, mua sắm, kho bãi và quy trình khác tùy thuộc vào chuỗi giá trị và loại hình hoạt động của doanh nghiệp đó. Ở cấp độ cơ bản nhất, ERP tích hợp các giá trị này trong một hệ thống duy nhất.

Một trong những vai trò của ERP là giúp tạo điều kiện thuận lợi cho dòng thông tin đồng nhất để các quyết định kinh doanh mang tính chất định tính hơn. Vì vậy, các bộ ERP được thiết kế để thu thập và tổ chức dữ liệu từ các cấp khác nhau của tổ chức nhằm cung cấp thông tin chi tiết.

ERP hoạt động như thế nào

Hệ thống ERP thời bấy giờ làm được bất cứ điều gì, như việc ứng dụng các công nghệ mới nhất là tự động hoá và trí tuệ nhân tạo để cung cấp trí thông minh, khả năng hiển thị và báo cáo hiệu quả trên mọi khía cạnh cho doanh nghiệp.

Các thành phần hay còn gọi là mô-đun ERP có thể được doanh nghiệp triển khai và ứng dụng để giám sát và quản lý chuỗi cung ứng, mua sắm, quản lý hàng tồn kho, tài chính, vòng đời sản phẩm, nguồn nhân lực và nhiều thành phần khác trong hoạt động của doanh nghiệp. Yêu cầu cốt lõi của hệ thống ERP là nó có tính tích hợp cao với các phần mềm khác mà doanh nghiệp đó đã, đang và sẽ sử dụng.

Hệ thống ERP hay còn là bộ ERP được tạo thành từ các ứng dụng hoạch định nguồn lực doanh nghiệp khác nhau và chia sẻ cơ sở dữ liệu. Mỗi ứng dụng (hoặc mô-đun ERP) thường tập trung vào một lĩnh vực kinh doanh. Các bạn có thể kết hợp các mô-đun khác nhau để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp mình.

Tài chính, bán hàng, nhân sự và hậu cần (khối back-office) là những mô-đun phổ biến thường được các doanh nghiệp ứng dụng ở giai đoạn bắt đầu triển khai ERP. Ngoài ra còn có các mô-đun dành riêng cho các ngành từ sản xuất đến bán lẻ. Mỗi mô-đun được cấp phép riêng biệt vì vậy mà các công ty có thể chọn và mua chức năng họ muốn, dĩ nhiên là họ hoàn toàn có thể thêm và mở rộng quy mô triển khai ERP khi cần thiết

Ví dụ: Hệ thống phần mềm ERP được hiển thị ở đây minh hoạ các trường hợp sử dụng lập kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp để tìm nguồn cung ứng và mua sắm cũng như bán hàng. Các mô-đun ERP điển hình giải quyết các vấn đề tài chính, sản xuất và chuỗi cung ứng,…

Một số nhà cung cấp hàng đầu của hệ thống Hoạch định Nguồn lực Doanh Nghiệp (Enterprise Resource Planning – ERP) là SAP, Oracle, Infor, Sage, Microsoft. Tại Việt Nam, FPT Information System chúng tôi là một trong những đơn vị đang dẫn đầu về kinh nghiệm và thành công trong lĩnh vực triển khai hệ thống ERP cho doanh nghiệp. Lộ trình khảo sát, đưa ra phương án và lên kế hoạch cũng như triển khai ERP đòi hỏi thời gian, nguồn lực và sự đầu tư nghiêm túc từ doanh nghiệp và đối tác triển khai. Để hiểu thêm về cấu trúc giải pháp và chi tiết giải pháp cho doanh nghiệp mình, hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên lạc ngay cho bạn.